1/ Tình hình du lịch toàn thế giới
Khi cả thế giới đang sống trong một không gian mở, hệ thống kết nối các lục địa phát triển giúp các đường biên gần như được xóa nhòa, thúc đẩy nhu cầu du lịch thì bỗng chốc bị ngắt quãng bởi các lệnh đóng cửa cửa biên giới, giãn cách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2 gây đại dịch Covid-19- đại dịch lớn chưa từng có trong lịch sử loài người.
Đại dịch Covid-19 đã khiến tăng trưởng của ngành du lịch thế giới bị kéo lùi về mức độ của năm 1990 với lượng du khách sụt giảm tới 72% chỉ tính trong 10 tháng đầu năm 2020.
Theo dữ liệu mới nhất của Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), các điểm đến trên hế giới đã sụt giảm 900 triệu lượt khách quốc tế trong khoảng thời gian từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay so với cùng kỳ năm 2019. Lượng khách du lịch sụt giảm đồng nghĩa với việc thất thu 935 tỷ USD tổng thu từ lượng khách quốc tế. Con số này thiệt hại gấp 10 lần so với tổn thất mà ngành du lịch thế giới đã phải trải qua do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2009.
Tổng thư ký UNWTO Zurab Pololikashvili nói: “Kể từ khi bắt đầu cuộc khủng hoảng này, UNWTO đã cung cấp cho các chính phủ và các doanh nghiệp các số liệu chân thực cho thấy tác động chưa từng có của đại dịch Covid-19 với ngành du lịch toàn cầu.. Rõ ràng rằng, du lịch là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi cuộc khủng hoảng chưa từng có tiền lệ này”.
Dựa trên những bằng chứng hiện nay, các chuyên gia UNWTO dự báo du khách quốc tế trong toàn năm 2020 sẽ giảm từ 70 đến 75%. Trong bối cảnh này, ngành du lịch toàn cầu sẽ trở về mức độ của 30 năm trước, với việc giảm 1 tỷ lượt khách và doanh thu du lịch quốc tế “bốc hơi” 1,1 nghìn tỷ USD. Tổn thất doanh thu trong ngành du lịch vì Covid-19 này có thể khiến GDP toàn cầu thiệt hại tới 2 nghìn tỷ USD.
Châu Á và Thái Bình Dương, khu vực đầu tiên chịu tác động của đại dịch Covid-19 và là khu vực có mức độ hạn chế đi lại cao nhất cho tới nay, đã giảm 82% lượng du khách trong 10 tháng đầu năm 2020. Khu vực Trung Đông giảm 73% lượng du khách, trong khi châu Phi giảm 69%. Du khách quốc tế cả ở châu Âu và châu Mỹ giảm 68%.
Cụ thể, châu Âu ghi nhận mức giảm lượng du khách ít hơn với 72% và 76% lần lượt trong tháng 9 và tháng 10 so với các khu vực khác trên thế giới, sau sự phục hồi ngắn ngủi trong các tháng cao điểm mùa hè là tháng 7 và tháng 8. Mặc dù vậy, theo báo cáo cập nhật của cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) hôm 26-11 cho hay, ngành công nghiệp du lịch của châu Âu chỉ phục hồi một phần nhỏ dù các đường biên nội khối đã được mở lại từ hồi mùa hè. Từ tháng 1 đến tháng 8, số đêm lưu trú của du khách tại các khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cắm trại tại châu Âu chỉ đạt 1,1 tỷ, giảm 50% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự bùng phát trở lại của Covid-19 trong toàn khu vực đã buộc các quốc gia châu Âu thiết lập lại các biện pháp hạn chế đi lại. Tuy nhiên, châu Âu vẫn là khu vực có nhiều điểm đến nhất trên thế giới nới lỏng các hạn chế đi lại, chủ yếu là các nước thành viên Schengen. Tính đến ngày 1-11, 91% điểm đến tại châu Âu đã nới lỏng các hạn chế nhằm thu hút khách trở lại.
Mới đây, việc Anh thông báo phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có khả năng lây lan nhanh hơn và dễ lây nhiễm ở trẻ nhỏ khiến gia tăng nguy cơ xuất hiện làn sóng lây nhiễm thứ ba, nhiều quốc gia ở châu Âu đã tái áp đặt các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt trong kỳ nghỉ cuối năm, nhiều lễ hội truyền thống bị hủy bỏ, các điểm vui chơi, giải trí đông người bị đóng cửa.
Châu Á và Thái Bình Dương tiếp tục ghi nhận mức giảm du khách gần 100% trong tháng 9 và tháng 10 do việc đóng cửa biên giới liên tục ở Trung Quốc và các điểm đến chính khác trong khu vực.
Châu Mỹ đã có sự cải thiện dần dần kể từ tháng 6 với lượng khách quốc tế giảm tương đối thấp hơn cho đến tháng 10. Điều này là do sự mở cửa trở lại của nhiều điểm đến trong khu vực, bao gồm cả các quốc đảo nhỏ đang phát triển ở Caribe.
Dữ liệu về chi tiêu du lịch quốc tế tiếp tục phản ánh nhu cầu đi du lịch nước ngoài rất yếu. Tuy nhiên, một số thị trường lớn như Mỹ, Đức và Pháp đã có dấu hiệu phục hồi trong những tháng gần đây. Hơn nữa, nhu cầu du lịch nội địa tiếp tục tăng ở một số thị trường, bao gồm cả Trung Quốc và Nga.
Xu hướng mới lên ngôi
Việc các biên giới đóng cửa đã khiến chính phủ các quốc gia tập trung khuyến khích người dân đi du lịch trong nước nhằm giảm gánh nặng khó khăn cho ngành du lịch. Đáng chú ý, nhiều quốc gia châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan,.. đã tung ra nhiều gói kinh tế nhằm kích cầu du lịch.
Ngày 14-9 trong bản báo cáo tóm tắt về Du lịch và Covid-19: “Hiểu về Du lịch nội địa và đánh giá những cơ hội từ du lịch nội địa”, UNWTO nhận định, với tốc độ phục hồi nhanh hơn du lịch quốc tế, du lịch nội địa sẽ tạo cơ hội cho cả các quốc gia phát triển và đang phát triển vực dậy sau các tác động kinh tế và xã hội từ đại dịch Covid-19.
Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc cho hay, trong quý 3-2020, lượng khách du lịch tại các điểm đến hạng A trên toàn Trung Quốc đạt khoảng 70% so với cùng kỳ năm ngoái và số lượng khách tại một số điểm du lịch địa phương cũng gần bằng cùng kỳ năm trước.
Không may mắn như thị trường Trung Quốc, Nhật Bản đã phải dừng chương trình kích cầu du lịch trong nước “Go To Travel” hôm 15-12 do số ca Covid-19 tăng cao trở lại. Hàn Quốc cũng buộc phải tái áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội, đóng cửa các điểm du lịch trong dịp nghỉ cuối năm do Covid-19 bùng phát mạnh.
Năm 2020, du lịch thế giới cũng chứng kiến sự bùng nổ của các tour thực tế ảo. Thời gian giãn cách xã hội càng làm gia tăng nhu cầu trải nghiệm các điểm du lịch mà thực tế đang bị đóng cửa do Covid-19.
Mặc dù không hoàn toàn giống với việc tận mắt nhìn thấy Nàng Mona Lisa hoặc tự mình leo tới các đỉnh núi, nhưng một số điểm đến xa xôi và phổ biến nhất trên thế giới đã tạo thư viện hình ảnh và video trực tuyến, cũng như các chuyến tham quan ảo 360 độ cho phép bạn hầu như khám phá các bảo tàng, phòng trưng bày, các kỳ quan thế giới và thậm chí cả các công viên quốc gia.
Trong năm qua, với công nghệ hiện đại, dù chỉ cần ngồi tại nhà, mở các trang web của The New York Times, AirPano, Google và Panoramas,.., du khách cũng có thể thăm quan bảy kỳ quan mới của thế giới như Vạn Lý Trường Thành, thành phố cổ Petra, đền Taj Mahal, Đấu trường La Mã, Machu Picchu,… thậm chí có thể nhìn thấy kỳ quan cuối cùng của thế giới cổ đại — Kim tự tháp Giza.
Trong những năm gần đây, Google đã kết hợp với hơn 2.500 bảo tàng nghệ thuật để số hóa các phiên bản có độ phân giải cao của hàng triệu tác phẩm nghệ thuật, giúp công chúng được tiếp cận với nhiều tác phẩm có giá trị mà không cần phải tới tận bảo tàng, đặc biệt trong bối cảnh giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn Covid-19.
Công nghệ số cũng tạo ra hàng loạt tour thực tế ảo độc đáo tưởng chừng như khó có thể thực hiện như leo núi ảo, khám phá thế giới hoang dã, thủy cung, các sa mạc, thác nước nổi tiếng thế giới, và thậm chí là du hành ngoài không gian.
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi thói quen du lịch của du khách toàn thế giới. Khi các đường biên giới bị đóng cửa, người dân ưu tiên lựa chọn các điểm đến gần nhà, các chuyến trải nghiệm nội địa với sự hỗ trợ kích cầu từ chính phủ. Xu hướng kỳ nghỉ tại chỗ “stay cation” lên ngôi ở tất cả các quốc gia. Người dân cũng hướng tới các chuyến du lịch về với thiên nhiên, nơi có không gian rộng, thoáng hợp với xu hướng giãn cách xã hội.
Các biện pháp bảo đảm sức khỏe và an toàn nhằm phòng tránh covid-19 được đặt lên hàng đầu của tất cả chuyến đi dù gần hay xa. Du khách cũng ưu tiên lựa chọn các tour có chính sách hủy chuyến an toàn trong bão Covid-19 khó lường. Covid-19 cũng khiến du khách ở khắp mọi nơi thay đổi thói quen lựa chọn cách đặt tour, đặt phòng. Thay vì lập kế hoạch dài hơi cho các kỳ nghỉ, du khách trong mùa Covid-19 ưu tiên đặt tour, nơi lưu trú vào phút chót bởi tính chất bất ổn của đại dịch Covid-19.
Chặng đường dài để hồi phục
Cơn bão Covid-19 một năm qua đã cuốn đi những “con số biết nói” về sự phát triển của ngành du lịch thế giới. UNWTO dự báo trong các kịch bản mở rộng cho giai đoạn 2021-2024 rằng, sự phục hồi sẽ chỉ xuất hiện vào nửa cuối năm 2021. Tuy nhiên, để du lịch thế giới hồi sinh về mức của năm 2019 có thể mất từ 2,5 năm đến bốn năm.
UNWTO dự báo, việc công bố vaccine Covid-19 và bắt đầu tiêm chủng được kỳ vọng sẽ dần dần nâng cao niềm tin của người tiêu dùng. Đồng thời, ngày càng nhiều điểm đến đang nới lỏng hoặc dỡ bỏ các hạn chế về du lịch. Theo nghiên cứu mới nhất của UNWTO, tỷ lệ các điểm đến bị đóng cửa đã giảm từ 82% vào cuối tháng 4 năm 2020 xuống 18% vào đầu tháng 11 (tính theo tỷ lệ khách quốc tế).
Song Tổng thư ký Pololikashvili nhận định, ngay cả khi những tin tức về vaccine Covid-19 làm gia tăng lòng tin của du khách, vẫn còn cả một chặng đường dài để ngành du lịch toàn cầu hồi phục.
UNWTO tiếp tục yêu cầu các quốc gia thành viên cần tăng cường các nỗ lực để mở cửa các biên giới an toàn trong khi hỗ trợ các doanh nghiệp và việc làm trong ngành du lịch.
Tổng thư ký UNWTO nhấn mạnh: “Một cách tiếp cận phối hợp để nới lỏng và dỡ bỏ các hạn chế đối với việc đi lại bất cứ khi nào có thể là điều cần thiết. Điều này sẽ không chỉ mở ra các điểm đến du lịch một lần nữa, mà các quy tắc rõ ràng và sự nhất quán giữa các quốc gia sẽ đi một chặng đường dài hướng tới việc xây dựng lại niềm tin trong du lịch quốc tế và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng”.
Mặc dù 2020 là một năm “sóng gió”, nhưng đây được coi là thời điểm để ngành du lịch toàn cầu nhìn nhận lại những điểm yếu trong vận hành và làm mới mình như áp dụng công nghệ, thực hiện các quy định bảo đảm an toàn dịch tễ trước, trong và sau các chuyến đi, nâng cao nhận thức về sự hợp tác, ứng phó giữa các quốc gia để nới lỏng hạn chế an toàn và có trách nhiệm,…Như người đứng đầu Tổ chức du lịch của Liên hợp quốc nói, 2021 sẽ là một năm quan trọng để tái khởi động ngành du lịch, nhưng chỉ khi tất cả tiếp tục hợp tác và hành động.
2/ Du lịch nội địa tại Việt Nam phát triển mạnh trong thời diềm này
Du lịch kiệt quệ sau 2 đợt bùng phát COVID-19
Số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Du lịch cho thấy khi dịch COVID-19 quay lại đợt 2 (tháng 8/2020), có hàng triệu lượt khách du lịch hoãn, hủy tour du lịch. Tại một số trung tâm như TP. Hà Nội có khoảng 32.000 khách hủy; TP. Hồ Chí Minh có trên 35.000 chương trình du lịch bao gồm tour trọn gói, tour tự chọn, dịch vụ (khách sạn, vé máy bay, điểm tham quan…) đã bị huỷ. Riêng trong tháng 8/2020, hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn, homestay xác nhận tỉ lệ khách huỷ phòng đến hơn 90%, còn các đơn vị lữ hành cho biết hơn 80% khách huỷ tour và yêu cầu hoàn lại tiền 100% do tình hình diễn biến bệnh quá phức tạp…
Ngành du lịch Việt Nam thiệt hại “khoảng từ 6 đến 7 tỷ USD” trong 2 quý đầu năm bởi riêng du khách Trung Quốc giảm 90-100%. Ngoài Trung Quốc, số lượng khách từ các quốc gia khác nhập cảnh vào Việt Nam cũng giảm mạnh. Sau đợt dịch COVID-19 lần 2 quay trở lại, có thể nói, cả ngành du lịch Việt đã gần như “kiệt sức”.
Con số thiệt hại ước tính trên mới chủ yếu dựa vào những dự báo về số liệu thiếu hụt khách nhân với mức chi tiêu bình quân, chứ chưa tính đến thiệt hại từ các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch, những đối tượng chịu tác động mạnh nhất, lớn nhất hiện nay. Đó là các doanh nghiệp lữ hành, các công ty đầu tư hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch (cơ sở lưu trú như các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, hệ thống dịch vụ nhà hàng, khu vui chơi giải trí,...). Đồng thời, ngành du lịch có tác động đa ngành, nên nếu phát triển mạnh thì có thể kéo theo rất nhiều ngành nghề khác đi lên. Có thể nói, đại dịch COVID-19 đã giáng một đòn chí mạng lên ngành du lịch Việt Nam và thế giới. Thời điểm này, xác định bao giờ để du lịch Việt Nam và thế giới mở cửa trở lại bình thường như trước vẫn là một dấu hỏi rất lớn.
Thị trường nội địa sẽ là “chìa khóa”
Lâu nay, chúng ta hay xem trọng thị trường quốc tế và đúng là du lịch quốc tế là một hợp phần rất quan trọng của ngành du lịch Việt Nam. Nhưng thực tế cho thấy, khách du lịch người Việt đi du lịch và tiêu tiền không phải ít và lượng khách nội chiếm số lượng lớn, gấp 4-5 lần khách du lịch quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam đã tương đối an toàn, việc kích cầu du lịch nội địa là giải pháp giúp ngành du lịch Việt Nam phục hồi ít nhiều, chứ chưa thể nói là phục hồi hoàn toàn.
Các công ty lữ hành phải liên kết, kết nối sản phẩm, tạo ra sản phẩm, thêm vào đó một tư duy mới, không phải đếm lượt khách mà tính đến hiệu quả, chất lượng khách, tổng thu từ khách du lịch. Bên cạnh đó, một việc hết sức quan trọng là củng cố lực lượng, xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao cho chính mình, khi điều kiện cho phép là “bung” ra ngay, tự tin đón bắt cơ hội mới. Đến giờ này, không thể không chuyển đổi số, doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị tốt nhất để thay đổi, phát triển du lịch thành ngành kinh tế số.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng mới đây cũng đã giao nhiệm vụ cho Tổng cục Du lịch bám sát hoạt động của doanh nghiệp, đề xuất những giải pháp thiết thực, khả thi để hỗ trợ doanh nghiệp hồi phục, phát triển thời gian tới.
Ông Lại Minh Duy, Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP.Hồ Chí Minh, Tổng giám đốc công ty CP Dịch vụ du lịch và Thương Mại TST (TST tourist) cho rằng: “Sau COVID-19 và sau nhiều lần khủng hoảng, có thể thấy cần phải đổi mới cách nhìn về du lịch nội địa và đưa thị trường này là thị trường chủ lực của du lịch Việt Nam. TST tourist đã chuyển đổi thị trường, tái cấu trúc đội ngũ để chuẩn bị lộ trình mới, chuyển đổi xu hướng du lịch của khách hàng… Chúng tôi xác định năm 2021 thị trường du lịch nội địa là chủ lực, có cơ hội tăng trưởng mạnh, từ đó xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù với các tiêu chí trải nghiệm và an toàn; các tour kích cầu với nhiều giá trị gia tăng, chất lượng và giá hợp lý; đào tạo đội ngũ theo mô hình mới, phù hợp với điều kiện thực tế và chiến lược 2020- 2030”.
Để đáp ứng nhu cầu thực tế hiện nay, các địa phương, doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn đến xu hướng du lịch mới để có những thay đổi cho phù hợp. Nhu cầu của khách hàng hoàn toàn thay đổi sau dịch COVID-19, khách đi ngắn ngày, đi nhiều lần, đi nhóm nhỏ, quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe, sản phẩm combo (máy bay và phòng khách sạn)… Có tới 60% khách du lịch trong nước đặt phòng và đặt tour trực tuyến. Rõ ràng, du lịch thông minh đang phát triển mạnh mẽ, vì thế, các doanh nghiệp du lịch muốn phát triển cần phải chuẩn bị năng lực, công nghệ để phục vụ du khách tăng trải nghiệm và phát triển phù hợp với xu hướng tất yếu.
Cắm trại Glamping ở Bình Thuận đang trở thành xu hướng được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích. Thay vì…
Xem chi tiếtKhách sạn Đà Lạt view đẹp nhiều góc sống ảo là điểm đến lý tưởng cho các du khách khi lên kế hoạch đến…
Xem chi tiếtĐã qua cái mùa đông lạnh giá của xứ sở sương mù, mùa xuân về trên đất Đà Lạt mang theo nét mộng mơ đặc…
Xem chi tiếtVới đường bờ biển dài hơn 3200 km, không có gì là ngạc nhiên khi Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp cùng…
Xem chi tiếtViệt Nam có vô vàn điểm du lịch hấp dẫn. Du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, hay miền Nam, bạn sẽ…
Xem chi tiếtTừ 0h ngày 4/5, người đã hết cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm hai lần âm tính vẫn không được…
Xem chi tiếtLô vaccine Covid-19 tiếp theo sẽ được chuyển về Việt Nam vào ngày 25/3 với 1,37 triệu liều từ nguồn COVAX Facility.
Vừa qua, tổ công tác liên bộ gồm đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã họp thảo luận về việc tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 được Công ty VNVC đặt mua của AstraZeneca.
Dự kiến, các đợt vaccine Covid-19 tiếp theo từ nguồn cung này với tổng 29,87 triệu liều về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).
Trong khi đó, theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), ngày 25/3 tới, lô vaccine đầu tiên từ nguồn COVAX Facility với 1,37 triệu liều của AstraZeneca sẽ về đến Việt Nam. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25/4.
Như vậy, đến hết tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ COVAX Facility. Khoảng 25,9 triệu liều còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 đến 11 năm nay.
Cuối tháng 2 vừa qua, 117.600 liều vaccine của hãng AstraZeneca do Công ty VNVC cung ứng đã về đến Việt Nam và được triển khai tiêm chủng từ ngày 8/3.
Tại cuộc họp, tổ công tác liên bộ cũng đã thống nhất trình Thủ tướng xem xét và quyết định tiếp nhận toàn bộ 30 triệu liều vaccine được VNVC cung ứng theo nguyên tắc phi lợi nhuận, giá chuyển nhượng ngang bằng giá công ty này mua của AstraZeneca cùng các chi phí khác như thuế VAT, bảo hiểm, vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản… Toàn bộ chi phí phát sinh trước thời điểm chuyển giao do VNVC tự chi trả.
Ngoài ra, Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vaccine Covid-19 như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V) để có thể tiếp cận với tất cả nguồn cung ứng, qua đó triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam.
Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine phòng Covid-19 khác trên thế giới, từ đó nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết số 21 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19.
Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (TCMR), đến nay, Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19 cho tổng cộng 955 cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, có nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết hoặc là thành viên tổ Covid-19 cộng đồng.
Trong ngày 10/3, Việt Nam có thêm 433 người được tiêm chủng an toàn vaccine Covid-19. Đây cũng là ngày thứ 3 chúng ta triển khai tiêm chủng 117.600 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca.
Chúng ta chưa ghi nhận trường hợp nào tiêm chủng ngày 10/3 có phản ứng sau tiêm vaccine. Các trường hợp được báo cáo bổ sung của hai ngày tiêm trước đều là các phản ứng thông thường sau tiêm chủng như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy...
Xem chi tiếtVới sáng kiến “cách ly villa” (hay còn gọi là cách ly nghỉ dưỡng), Thái Lan đang mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch nước này trong đại dịch Covid-19. Khách du lịch từ nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu đến đây để tranh thủ tận hưởng những ngày cách ly không buồn chán.
Ngành du lịch Thái Lan chuyển mình
Dịch Covid-19 khiến cho ngành du lịch thế giới gần như đình trệ và các quốc gia buộc phải nghĩ phương án đối phó. Quốc đảo Maldives đi tiên phong trong việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại vào giữa năm ngoái với chính sách “cách ly” ngay tại các resort và gặt hái được kết quả khả quan. Năm 2020, quốc đảo này đón 500 nghìn du khách, một con số khiêm tốn so với lượng khách 1,7 triệu vào các năm trước đó, song đây vẫn là câu chuyện thành công ở trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để các nước khác học tập.
Từ cuối tháng 2-2021, Thái Lan đã có sáng kiến để thu hút khách du lịch trở lại. Đó là chương trình “cách ly villa”, trước mắt dành cho phân khúc khách nghỉ dưỡng cao cấp. Các nhóm khách quốc tế giàu có bắt đầu đến Thái Lan để tham gia các chương trình cách ly tại khu nghỉ dưỡng, sân golf hoặc các khu vui chơi giới hạn người tham gia. Thái Lan tin rằng, nếu chương trình thành công sẽ biến nước này thành điểm đến du lịch trong giai đoạn tới.
Theo báo Bangkok Post, từ cuối tháng 2 đã có 59 du khách nước ngoài đến tỉnh Phuket và cách ly ở một khách sạn cao cấp trong 14 ngày. Họ thuộc giới “nhà giàu” đến từ Anh, Mỹ, Pháp, Phần Lan và là một trong những nhóm đầu tiên đến Thái Lan theo chương trình "cách ly nghỉ dưỡng". Sau đó, một số điểm du lịch khác của Thái Lan cũng áp dụng mô hình này. Chẳng hạn, theo Trung tâm Quản lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA), 41 du khách Hàn Quốc đã đến các sân golf ở Nakhon Nayok để cách ly. Sau 14 ngày cách ly và chơi golf tại đây, họ sẽ được phép bay đến Chiang Mai để chơi tiếp. Ước tính các du khách Hàn Quốc này phải trả hơn 433.000 USD cho 2 tháng ở đây bên cạnh chi phí cách ly vào khoảng 2.300 USD.
Người phát ngôn của CCSA, ông Taweesilp Visanuyothin đánh giá: "Nếu chính sách “cách ly villa” áp dụng thành công, điều này đồng nghĩa với việc không có ca Covid-19 hoặc nếu có sẽ được kiểm soát lây nhiễm hiệu quả, chúng ta sẽ trở thành điểm đến du lịch trong thời kỳ mới".
Trải nghiệm “cách ly villa”
Một câu hỏi đặt ra là du khách sẽ được trải nghiệm những gì với “cách ly villa” sau chuỗi ngày dài “cuồng chân” vì Covid-19? Chắc chắn, đây sẽ là một chuyến du lịch dài ngày, đủ để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch và sau đó là các chương trình tham quan được thiết kế riêng. Theo CCSA, 5 ngày đầu trong thời gian cách ly, các du khách buộc phải ở trong phòng của mình, được theo dõi, chăm sóc bởi các nhân viên y tế và định kỳ xét nghiệm theo quy định. Sau đó, họ có thể đi lại, sử dụng các tiện ích trong khuôn viên khách sạn và bắt đầu trải nghiệm các dịch vụ du lịch đẳng cấp.
Vào lúc 6h sáng, Heo Kwang-eum - một du khách Hàn Quốc lựa chọn dịch vụ “cách ly villa” bắt đầu một ngày mới ở Thái Lan trong vùng cách ly coronavirus - theo đúng nghĩa đen. Tại Artitaya Country Club - nơi doanh nhân 66 tuổi này lưu trú, các du khách đã được kiểm tra 3 ngày liên tục từ khi đặt chân đến đây và sẽ phải thực hiện ít nhất hai lần kiểm tra nữa trước khi họ có thể thoát khỏi vùng cách ly. Mặc dù các quán bar và cơ sở nghỉ dưỡng khác vẫn đóng cửa nhưng với những du khách đam mê chơi golf như họ, được tự do chơi golf đã là quá tuyệt vời. “Rất khó để đi chơi golf ở Hàn Quốc trong những ngày này vì Covid-19, nhưng ở đây có một sân golf rất lớn và được phục vụ bởi hơn 100 nhân viên. Nó giống như nơi đánh golf của hoàng đế", du khách này nói trước khi ra sân. Ông chọn Thái Lan bởi ông sẽ có 1 tháng công tác tại đất nước này sau khi hoàn thành 14 ngày kiểm dịch.
Ông Ku Jung-keun, Tổng Giám đốc của khu nghỉ dưỡng Artitaya cho biết: Giá 2,49 triệu won (2.240 USD) của gói dịch vụ này là hợp lý so với chi phí cho thời gian cách ly 14 ngày trong một khách sạn thông thường. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn hình thức này.
Việc mở cửa trở lại du lịch quốc tế nhưng trước mắt tập trung vào phân khúc hạng sang, những du khách có khả năng ở lại dài ngày, chi tiêu nhiều và lưu trú tại những khu nghỉ dưỡng cao cấp, được coi là bước “thăm dò” của Thái Lan đối với việc “phá băng” cho ngành du lịch. Cách làm du lịch “cách ly villa” của Thái Lan có thể là bài học cho nhiều nước để cứu vãn ngành du lịch trong cơn khủng hoảng Covid-19.
Xem chi tiếtNgành du lịch nước nhà vừa khép lại một năm nhiều biến cố với con số thiệt hại lên tới 23 tỷ USD, hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu lao động mất việc làm hoặc nghỉ giãn việc… do ảnh hưởng nặng nề từ cơn “siêu bão” COVID-19.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn của thế giới khi kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.
Trước chặng đường năm 2021, nhìn lại một năm cũ qua đi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Hà Văn Siêu đã có những chia sẻ về bức tranh du lịch Việt và những kế hoạch, triển vọng giai đoạn mới.
Du lịch Việt sẽ hồi phục nhanh hơn thế giới
- Du lịch là một trong những ngành đã trải qua nhiều sóng gió nhất năm 2020 do những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đánh giá lại ngành “kinh tế xanh” một năm qua, ông có thể nói điều gì?
Ông Hà Văn Siêu: Năm 2020 là một năm chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch thế giới và Việt Nam. COVID-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng toàn diện khiến tất cả buộc phải chủ động dừng các hoạt động du lịch. Ngành du lịch của tất cả các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, trong đó những nước có ngành du lịch phát triển mạnh như Thái Lan, Singapore bị thiệt hại nặng nhất.
Thời điểm này, hầu hết các quốc gia không còn quá tập trung vào việc vớt vát lượng khách du lịch quốc tế ít ỏi, thay vào đó là tìm giải pháp để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Theo đánh giá của Tổng cục du lịch, những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam hiện tại đang được kiểm soát ở mức thấp nhất. Kết quả này bắt nguồn từ những chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước như hỗ trợ về thuế đất, giá điện, giảm hoặc miễn phí tham quan tại nhiều điểm đến với các doanh nghiệp du lịch.
Các cơ quan quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương cũng tích cực hợp tác với doanh nghiệp để xây dựng các gói kích cầu và chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách tới tham quan ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tôi cho rằng đây là sự kết hợp thành công giữa đơn vị quản lý và doanh nghiệp.
Đặc biệt, Việt Nam đã duy trì được hình ảnh điểm đến an toàn, trách nhiệm; hoạt động cung cấp thông tin về điểm đến, phòng dịch qua webinar (hội thảo trực tuyến). Trên các diễn đàn đa phương, hình ảnh Việt Nam được đánh giá tích cực, vẫn tiếp tục đạt được giải thưởng như liên tiếp là điểm đến hàng đầu châu Á về văn hóa, ẩm thực; điểm đến hàng đầu thế giới về di sản. Đây là những đánh giá rất tích cực của thế giới về một Việt Nam an toàn, hấp dẫn.
Tổn thất là vô cùng và khó tránh khỏi nhưng cũng qua đại dịch COVID-19 mà chúng ta từng bước có bài học kinh nghiệm để đánh giá tình hình và tìm giải pháp trong tình hình mới. Cùng với thách thức duy trì sự ổn định, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải tiếp tục đi tìm lời giải cho bài toán làm thế nào để phát triển khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.
- Vậy ông nhận định thế nào về khả năng phục hồi và phát triển của diện mạo du lịch Việt Nam trong năm 2021?
Ông Hà Văn Siêu: Mới đây, Tổ chức Du lịch thế giới vừa đưa ra một báo cáo cho thấy trong năm 2020 ngành du lịch thế giới đã quay trở lại những năm 1990. Dự báo hết năm 2021, ngành du lịch sẽ có những hoạt động bình thường trở lại, nhưng để phục hồi phải mất từ 3-4 năm mới có thể quay trở về mốc 2019.
Theo đánh giá của cá nhân tôi, Việt Nam vẫn có những cách đi riêng, giải pháp linh hoạt. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử mà chúng ta vẫn tồn tại được, cũng nhờ đó mới có kinh nghiệm về tính đa dạng của nhiều doanh nghiệp, học được cách “không bỏ trứng vào một giỏ.”
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp du lịch nhờ đa dạng ngành nghề trong thời điểm dịch bệnh nên giảm được thiệt hại. Tôi tin sự phục hồi của du lịch Việt Nam sẽ nhanh hơn thế giới, chỉ trong 6 tháng đến một năm.
Lên kế hoạch cho xu hướng mới
- Du lịch nội địa sẽ là "chìa khóa" quan trọng để ngành phục hồi sau "bão" COVID-19. Ông đánh giá thế nào về xu hướng của thị trường du lịch nội địa trong năm tới?
Ông Hà Văn Siêu: Du lịch nội địa hiện có ba xu hướng. Thứ nhất, vấn đề an toàn là yếu tố quan trọng nhất được du khách quan tâm.
Thứ hai, xu hướng du lịch đại trà sẽ tạm dừng, thay vào đó là xu hướng du lịch theo nhóm nhỏ, cá nhân hóa lên ngôi, mở ra cơ hội cho các điểm đến mới và trải nghiệm mới. Điều này ảnh hưởng lớn đến xu hướng đầu tư.
Những điểm đến mới, chưa từng có sẽ phát triển. Những nơi còn lạc hậu, nguyên sơ sẽ có cơ hội được đầu tư phát triển. Mức độ đầu tư vào Nha Trang, Đà Nẵng sẽ giảm, thay vào đó là các điểm đến mới như Lai Châu, Mù Cang Chải (Yên Bái)... Do đó, các nhà đầu tư sẽ phải thích ứng.
Khách du lịch sẽ sử dụng những dịch vụ, trải nghiệm các hoạt động du lịch thiết thực và dần loại bỏ những nhu cầu không thiết thực. Các nhà thiết kế sản phẩm, dịch vụ phải tính đến đâu là lợi ích cho nhu cầu con người, lợi ích về mặt sức khỏe, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực… Những hoạt động mang tính chất phong trào sẽ bị loại bỏ.
Thứ ba, du khách giờ đây chủ yếu chọn kết nối với dịch vụ nhờ công nghệ nên sản phẩm du lịch phải thích ứng theo bằng cách vừa cung cấp những trải nghiệm thực nhưng cũng vừa có nhiều hoạt động kết nối nhờ công nghệ.
Năm 2021, các nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo ba xu hướng. Những điểm đến từng “hot,” tập trung đông khách, có những khách sạn và khu nghỉ dưỡng hàng nghìn phòng sẽ không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ bắt đầu tìm đến các điểm đến mới, bắt đầu phân ra các khu riêng biệt, đa dạng hóa dịch vụ chuyên biệt. Họ không đầu tư theo quy mô lớn mà nhỏ, phân tán nhưng kết nối với nhau.
Các sản phẩm du lịch hướng đến sức khỏe con người, các loại hình du lịch thể thao, chữa bệnh, sinh thái, yoga, du lịch gần gũi với thiên nhiên sẽ lên ngôi và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau đại dịch COVID-19.
Các sản phẩm du lịch cũng sẽ đi vào có chiều sâu bởi du khách hướng vào các loại hình du lịch có chất lượng. Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào những hoạt động coi trọng nền tảng văn hóa bản địa.
- Với khả năng phục hồi nhanh như ông nhận định ở trên, thì trong năm 2021, kế hoạch của ngành du lịch là gì, thưa ông?
Ông Hà Văn Siêu: Bốn nhóm vấn đề sẽ được tập trung phát triển trong giai đoạn tới là: Cơ cấu lại thị trường du lịch thích ứng với bối cảnh xu hướng mới; tiếp tục tăng cường liên kết hợp tác công-tư; chuyển đổi số; liên kết chuỗi, liên kết vùng.
Thị trường khách du lịch sẽ được cơ cấu lại để thích ứng với bối cảnh mới. Thị trường khách du lịch quốc tế vẫn tạm thời đóng băng, trong khi dòng khách du lịch nội địa sẽ trở thành nguồn thu chủ yếu.
Mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp du lịch tiếp tục được tăng cường chặt chẽ để tạo ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn.
Sự liên kết giữa các điểm đến, các vùng du lịch sẽ tạo nên chuỗi cung ứng dịch vụ, xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng, phù hợp với xu hướng du lịch hiện nay của du khách.
Cuối cùng, công nghệ sẽ được khuyến khích ứng dụng rộng rãi hơn để hỗ trợ du khách có những trải nghiệm du lịch thông minh và an toàn hơn.
Toàn ngành cũng đã chuẩn bị tâm thế mới để bước vào năm 2021 với những triển vọng mới, tìm một hướng đi phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu cho du lịch, từ du lịch để phát triển kinh tế, xã hội.
Ngoài ra, năm 2020, xu hướng du lịch trên thế giới cũng như Việt Nam đã thay đổi do những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID, dẫn tới dòng du khách thay đổi nên người làm du lịch phải nắm bắt được và đi theo xu hướng mới. Năm 2021, trước mắt ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa thể đón khách quốc tế mà tập trung vào dòng khách nội địa.
Xem chi tiếtTại bến tàu Chalong của Phuket, Mang - người lái thuyền - tỏ vẻ phấn chấn khi vừa đón những vị khách…
Xem chi tiết