Tôn thờ núi Phú Sĩ
Phú Sĩ là ngọn núi cao nhất Nhật Bản, cũng là biểu tượng nổi tiếng của quốc gia này. Người Nhật tôn thờ không chỉ núi Phú Sĩ mà cả các ngọn núi, cây, đá, sông… như một biểu tượng của sự linh thiêng. Sự tôn thờ này bắt nguồn từ Thần đạo, tín ngưỡng nguyên thủy của Nhật Bản. Theo tín ngưỡng này, các yếu tố của thiên nhiên được tôn sùng là Thần và trở thành đức tin của người dân. Ảnh: Matadornetwork.
Nhà vệ sinh hiện đại bậc nhất của thế giới
Từ nhà vệ sinh ở khách sạn đến những nhà vệ sinh công cộng trên khắp nước Nhật đều hiện đại và sử dụng nhiều công nghệ cao. Ở đây, có hai loại bồn cầu, một là loại bệ xí kiểu cũ (gọi là Washiki), hai là bồn cầu hiện đại (gọi là Yoshiki). Bồn cầu hiện đại thì phổ biến hơn. Trong các nhà vệ sinh, bồn cầu ở Nhật thường có thêm những nút điều khiển nằm phía tay phải với công dụng: tự rửa sau khi đi vệ sinh; phát ra tiếng nhạc róc rách như nước chảy; làm ấm bệ ngồi; làm khô thoáng... Ảnh: Shootingstar.
Một giả thuyết cho rằng, văn hóa Nhật Bản luôn là sự kết hợp cá nhân hòa vào cộng đồng. Từ bữa ăn đến nhà tắm công cộng hay ngắm hoa anh đào… đều là hoạt động chung, mọi người hầu như không bao giờ có thời gian riêng tư, trừ thời gian trong phòng tắm. Vì vậy, nhà vệ sinh ở Nhật được coi là một nơi thoải mái, sạch sẽ và hiện đại. Ảnh: Messynessychic.
Nghi lễ trà đạo truyền thống
Ngoài hoa anh đào, kimono, Nhật Bản còn nổi tiếng với văn hoá trà đạo. Chanoyu, nghi lễ trà Matcha truyền thống của Nhật Bản, có thể coi như là một không gian gặp gỡ yên bình cho các Samurai ngày xưa. Không gian uống trà thường nhỏ nên Samurai không thể mang theo kiếm. Ảnh: Kyotojourney.
Khách du lịch nếu muốn vào phòng thì phải rửa tay, để tay đặt lên ngực và cúi người thành kính đi qua cánh của nhỏ trước khi vào phòng trà. Toàn bộ quá trình không chỉ uống trà, mà còn là văn hoá. Người chủ trì buổi lễ luôn xem xét các vị khách với mọi cử động và cử chỉ. Theo truyền thống, tất cả bậc thầy về trà đều là nam. Tuy nhiên, ngày nay nhiều phụ nữ cũng đã luyện tập để trở thành bậc thầy về trà. Ảnh: Japaneseshop.
Du khách có thể trải nghiệm chương trình mặc Kimono thưởng thức văn hoá trà đạo độc đáo của Nhật Bản tại Shunkaen Bonsai Museum ở Tokyo.
Địa chỉ: Shunkaen Bonsai Museum tại Edogawa-ku, Tokyo (gần với ga Mizue ở tuyến tàu ngầm Toei Shinjuku).
Rút quẻ
Đây là hoạt động diễn ra tại các đền thờ hay ngôi chùa trên khắp Nhật Bản. Bạn sẽ được lắc một cái hộp, sau đó chọn ra một que có ghi số trong hộp và tìm tờ giấy may mắn với số tương ứng. Những lời tiên đoán đều viết hoàn toàn bằng tiếng Nhật, bạn có thể tìm người dịch cho lời tiên đoán của mình. Ảnh: Zenquiz team.
Bạn sẽ thấy cây thiêng hoặc những thanh gỗ được phủ bằng giấy buộc ở các đền, chùa ở Nhật Bản. Đây không phải là mong muốn được buộc lên, mà là những quẻ bói xấu mà mọi người không muốn mang theo bên mình. Ngược lại, những quẻ tốt sẽ được gấp lại cẩn thận và cất vào ví. Ảnh: Shootingstar.
Suối nước nóng dành cho khỉ
Trong công viên Jigokudani ở dãy núi Alps phía nam Nhật Bản, khỉ tuyết Nhật Bản tắm trong suối nước nóng vào mùa đông, đã trở thành hình ảnh quen thuộc.
Theo truyền thuyết, một chú khỉ con Nhật Bản nhảy vào một onsen (suối nước nóng công cộng) tại một quán trọ trên dãy núi Alps của Nhật Bản và cảm thấy rất thoải mái. Thời gian sau đó, suối nước nóng này ngày càng có thêm nhiều khỉ tuyết tới hơn. Chúng đến đây để tắm và thư giãn như con người.
Khi công viên Jigokudani được thành lập, để giải quyết vấn đề tranh giành suối nước nóng giữa người và khỉ, một onsen đã được tạo ra cho khỉ. Vào mùa đông, khỉ xuống đây tắm rất nhiều. Ảnh: Pinterest.
Andy Atzert.
" data-original="https://i-dulich.vnecdn.net/2019/01/15/10-Andy-Atzert-1547528060_680x0.jpg" data-reference-id="26176603" id="vne_slide_image_10" src="https://i-dulich.vnecdn.net/2019/01/15/10-Andy-Atzert-1547528060_r_680x0.jpg" />
Làm việc chăm chỉ
Khi sự phát triển kinh tế được ưu tiên dưới thời Meiji (khoảng những năm 1800), văn hóa làm việc chăm chỉ đã được thấm nhuần trong con người Nhật Bản. “Nếu tôi không làm việc chăm chỉ, tôi cảm thấy như mình không cố gắng làm tốt nhất", theo một người đàn ông Nhật 65 tuổi. Nhưng thế hệ trẻ dường như cảm thấy khác biệt hơn, và theo ông, lối sống làm việc chăm chỉ sẽ bớt áp lực hơn sau vài thập kỷ tới. Ảnh: Andy Atzert.