HOTLINE: 0906.616.787
VI EN

7 lỗi xếp hành lý làm quá cân khi đi máy bay

Mang quá nhiều sách, không chia nhỏ các chai mỹ phẩm... làm vali của bạn nặng hơn nhiều.

Sách là một trong những thủ phạm dễ khiến bạn bị quá ký hành lý nhất. Vì thế, chỉ nên mang theo tối đa 2 cuốn sách nếu bạn có hành lý ký gửi. Còn nếu bạn là người yêu sách thì có thể thay thể bằng e-book cũng khá tiện lợi, lại nhẹ nhàng hơn nhiều. 

Sách là một trong những "thủ phạm" dễ khiến bạn bị quá cân hành lý nhất. Vì thế, chỉ nên mang theo tối đa 2 cuốn sách nếu bạn có hành lý ký gửi. Còn nếu bạn là người yêu sách thì có thể thay thể bằng e-book cũng khá tiện lợi, lại nhẹ nhàng hơn nhiều. 

[Caption]nhiều quần áo

Đối với phái nữ, ăn diện xinh đẹp để có thể chụp đủ kiểu ảnh khi đi du lịch là chuyện rất được quan tâm. Do đó, đôi khi họ mang theo rất nhiều quần áo khiến hành lý trở nên quá nặng mà có những thứ lại không dùng đến. Cách tốt nhất là bạn nên tìm hiểu thời tiết nơi đến, địa điểm mình sẽ đi rồi mang đồ thích hợp. Bên cạnh đó, hãy bỏ ra một ít thời gian tự phối đồ trước, phân loại theo ngày cho dễ tìm, bạn sẽ loại được những món không cần thiết.

[Caption]nhiều phụ kiện

Điện thoại, máy ảnh, sạc dự phòng... là thứ thiết yếu cho chuyến du lịch dài ngày. Thậm chí, có lúc bạn phải mang theo laptop, bộ phát Wi-Fi... nên phụ kiện kèm theo như cáp sạc, adapter cũng khiến bạn mệt mỏi khi sắp xếp. Bạn nên chia các loại máy móc có thể dùng chung dây sạc với nhau vào một nhóm, và chỉ việc đem một sợi cho 2 - 3 thiết bị sẽ giúp bạn dễ quản lý hơn nhiều. Cáp sạc đa năng có thể sạc nhiều loại cùng một lúc cũng là sự lựa chọn không tồi. 

Đem theo quá nhiều đồ ăn vặt cũng không phải ý hay. Các tín đồ ăn hàng cũng chỉ nên mang theo vài gói nhỏ để đỡ buồn miệng lúc chờ đợi, hoặc chống đói khi cần thiết. Bạn hãy mua thêm đồ ăn vặt ở các cửa hàng tiện lợi địa phương bởi mỗi nơi mỗi khác, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức đồ ăn mới lạ hơn. 

Đem theo quá nhiều đồ ăn vặt cũng không phải ý hay. Các tín đồ ăn hàng cũng chỉ nên mang theo vài gói nhỏ để đỡ buồn miệng lúc chờ đợi, hoặc chống đói khi cần thiết. Bạn hãy mua thêm đồ ở các cửa hàng tiện lợi địa phương bởi mỗi nơi mỗi khác, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức thực phẩm mới lạ hơn. 

Bạn nên chọn bộ mỹ phẩm size dành riêng cho du lịch (travel kit) để tiết kiệm chỗ trống. Đồng thời nếu sử dụng hết, bạn cũng có thể vứt chúng đi cho nhẹ, không phải mang đi mang về nhiều lần. 

Bạn nên chọn bộ mỹ phẩm dành riêng cho du lịch (travel kit) để tiết kiệm chỗ trống. Đồng thời nếu sử dụng hết, bạn cũng có thể vứt chúng đi cho nhẹ, không phải mang đi mang về nhiều lần. Lưu ý, nên đóng gói các chai mỹ phẩm vào chung một túi để khỏi lẫn lộn, tiết kiệm diện tích lại tránh bị đổ ra ngoài.

Thay vì đem những hũ sữa tắm, sửa rửa mặt hay đồ dùng thiết yếu trong chai lớn, vừa nặng lại vừa dễ đổ thì bạn có thể tận dụng chai lọ cũ để chiết sang cho gọn, nhẹ mà giảm nhiều khối lượng. 

Tương tự như mỹ phẩm, thay vì đem những hũ sữa tắm, sửa rửa mặt hay đồ dùng thiết yếu hàng ngày trong chai lớn, vừa nặng lại vừa dễ đổ, bạn có thể tận dụng chai lọ cũ để chiết sang cho gọn, nhẹ mà giảm nhiều khối lượng. 

Cuối cùng, quần áo mùa đông chính là thứ dễ khiến bạn đau đầu khi thu dọn hành lý nhất. Để tiết kiệm không gian, gợi ý dành cho bạn là sử dụng túi chân không đối với các loại áo măng tô dày. Tuy nhiên cũng nên hạn chế mang các loại áo khoác dày, thay vào đó là áo lông vũ nhẹ nhàng, dễ xếp lại có thể giữ ấm tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn bị quá kí ở sân bay thì có thể mặc chúng lên người 

Cuối cùng, quần áo mùa đông chính là thứ dễ khiến bạn đau đầu khi thu dọn hành lý nhất. Để tiết kiệm không gian, gợi ý dành cho bạn là sử dụng túi chân không đối với các loại áo dày. Tuy nhiên cũng nên hạn chế mang các loại áo khoác nặng, thay vào đó là áo lông vũ nhẹ nhàng, dễ xếp lại có thể giữ ấm tốt. Bên cạnh đó, nếu bạn bị quá cân ở sân bay thì có thể mặc chúng lên người 

Các Tin tức khác

  • Cắm trại Glamping ở Bình Thuận đang trở thành xu hướng được các bạn trẻ đặc biệt yêu thích. Thay vì…

    Xem chi tiết
  • Khách sạn Đà Lạt view đẹp nhiều góc sống ảo là điểm đến lý tưởng cho các du khách khi lên kế hoạch đến…

    Xem chi tiết
  • Đã qua cái mùa đông lạnh giá của xứ sở sương mù, mùa xuân về trên đất Đà Lạt mang theo nét mộng mơ đặc…

    Xem chi tiết
  • Với đường bờ biển dài hơn 3200 km, không có gì là ngạc nhiên khi Việt Nam có nhiều bãi biển đẹp cùng…

    Xem chi tiết
  • Việt Nam có vô vàn điểm du lịch hấp dẫn. Du lịch miền Bắc, du lịch miền Trung, hay miền Nam, bạn sẽ…

    Xem chi tiết
  • Từ 0h ngày 4/5, người đã hết cách ly tập trung 14 ngày và xét nghiệm hai lần âm tính vẫn không được…

    Xem chi tiết
  • Lô vaccine Covid-19 tiếp theo sẽ được chuyển về Việt Nam vào ngày 25/3 với 1,37 triệu liều từ nguồn COVAX Facility.

    Vừa qua, tổ công tác liên bộ gồm đại diện Bộ Y tế, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Ngoại giao và Bộ Công an đã họp thảo luận về việc tiếp nhận 30 triệu liều vaccine Covid-19 được Công ty VNVC đặt mua của AstraZeneca.

    Dự kiến, các đợt vaccine Covid-19 tiếp theo từ nguồn cung này với tổng 29,87 triệu liều về đến Việt Nam vào tháng 4 (1,48 triệu liều), tháng 5 (2,76 triệu liều), tháng 6 (5,04 triệu liều), tháng 7 (7,32 triệu liều) và tháng 8 (13,27 triệu liều).

    Trong khi đó, theo thông báo của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF), ngày 25/3 tới, lô vaccine đầu tiên từ nguồn COVAX Facility với 1,37 triệu liều của AstraZeneca sẽ về đến Việt Nam. Lô tiếp theo với 2,8 triệu liều sẽ tiếp tục về Việt Nam ngày 25/4.

    Như vậy, đến hết tháng 4/2021, Việt Nam sẽ tiếp nhận 4,17 triệu liều vaccine phòng Covid-19 từ COVAX Facility. Khoảng 25,9 triệu liều còn lại trong cam kết hỗ trợ của COVAX Facility dự kiến được chuyển về Việt Nam trong thời gian từ tháng 8 đến 11 năm nay.

    Cuối tháng 2 vừa qua, 117.600 liều vaccine của hãng AstraZeneca do Công ty VNVC cung ứng đã về đến Việt Nam và được triển khai tiêm chủng từ ngày 8/3.

    Tại cuộc họp, tổ công tác liên bộ cũng đã thống nhất trình Thủ tướng xem xét và quyết định tiếp nhận toàn bộ 30 triệu liều vaccine được VNVC cung ứng theo nguyên tắc phi lợi nhuận, giá chuyển nhượng ngang bằng giá công ty này mua của AstraZeneca cùng các chi phí khác như thuế VAT, bảo hiểm, vận chuyển, tiếp nhận, bảo quản… Toàn bộ chi phí phát sinh trước thời điểm chuyển giao do VNVC tự chi trả.

    Ngoài ra, Bộ Y tế đang tiếp tục đàm phán với các nhà sản xuất vaccine Covid-19 như Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Gamaleya (Sputnik V) để có thể tiếp cận với tất cả nguồn cung ứng, qua đó triển khai nhanh nhất việc mở rộng phạm vi sử dụng vaccine phòng Covid-19 tại Việt Nam.

    Bộ Y tế khuyến khích tất cả doanh nghiệp đủ điều kiện tiếp cận, đàm phán với các đối tác cung cấp vaccine phòng Covid-19 khác trên thế giới, từ đó nhập khẩu vaccine về sử dụng trong nước theo tinh thần Nghị quyết số 21 của Chính phủ về việc mua và sử dụng vaccine phòng Covid-19.

    Theo báo cáo của Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (TCMR), đến nay, Việt Nam đã tiêm vaccine Covid-19 cho tổng cộng 955 cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị các trường hợp dương tính với SARS-CoV-2, có nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết hoặc là thành viên tổ Covid-19 cộng đồng.

    Trong ngày 10/3, Việt Nam có thêm 433 người được tiêm chủng an toàn vaccine Covid-19. Đây cũng là ngày thứ 3 chúng ta triển khai tiêm chủng 117.600 liều vaccine Covid-19 của AstraZeneca.

    Chúng ta chưa ghi nhận trường hợp nào tiêm chủng ngày 10/3 có phản ứng sau tiêm vaccine. Các trường hợp được báo cáo bổ sung của hai ngày tiêm trước đều là các phản ứng thông thường sau tiêm chủng như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, phát ban, đau cơ, đau đầu, tiêu chảy...

    Xem chi tiết
  • Với sáng kiến “cách ly villa” (hay còn gọi là cách ly nghỉ dưỡng), Thái Lan đang mở ra hướng đi mới cho ngành du lịch nước này trong đại dịch Covid-19. Khách du lịch từ nhiều quốc gia trên thế giới đã bắt đầu đến đây để tranh thủ tận hưởng những ngày cách ly không buồn chán.

     

    Ngành du lịch Thái Lan chuyển mình

    Dịch Covid-19 khiến cho ngành du lịch thế giới gần như đình trệ và các quốc gia buộc phải nghĩ phương án đối phó. Quốc đảo Maldives đi tiên phong trong việc mở cửa đón khách du lịch quốc tế trở lại vào giữa năm ngoái với chính sách “cách ly” ngay tại các resort và gặt hái được kết quả khả quan. Năm 2020, quốc đảo này đón 500 nghìn du khách, một con số khiêm tốn so với lượng khách 1,7 triệu vào các năm trước đó, song đây vẫn là câu chuyện thành công ở trong bối cảnh đại dịch Covid-19 để các nước khác học tập.

    Từ cuối tháng 2-2021, Thái Lan đã có sáng kiến để thu hút khách du lịch trở lại. Đó là chương trình “cách ly villa”, trước mắt dành cho phân khúc khách nghỉ dưỡng cao cấp. Các nhóm khách quốc tế giàu có bắt đầu đến Thái Lan để tham gia các chương trình cách ly tại khu nghỉ dưỡng, sân golf hoặc các khu vui chơi giới hạn người tham gia. Thái Lan tin rằng, nếu chương trình thành công sẽ biến nước này thành điểm đến du lịch trong giai đoạn tới.

    Theo báo Bangkok Post, từ cuối tháng 2 đã có 59 du khách nước ngoài đến tỉnh Phuket và cách ly ở một khách sạn cao cấp trong 14 ngày. Họ thuộc giới “nhà giàu” đến từ Anh, Mỹ, Pháp, Phần Lan và là một trong những nhóm đầu tiên đến Thái Lan theo chương trình "cách ly nghỉ dưỡng". Sau đó, một số điểm du lịch khác của Thái Lan cũng áp dụng mô hình này. Chẳng hạn, theo Trung tâm Quản lý tình hình dịch Covid-19 Thái Lan (CCSA), 41 du khách Hàn Quốc đã đến các sân golf ở Nakhon Nayok để cách ly. Sau 14 ngày cách ly và chơi golf tại đây, họ sẽ được phép bay đến Chiang Mai để chơi tiếp. Ước tính các du khách Hàn Quốc này phải trả hơn 433.000 USD cho 2 tháng ở đây bên cạnh chi phí cách ly vào khoảng 2.300 USD.

    Người phát ngôn của CCSA, ông Taweesilp Visanuyothin đánh giá: "Nếu chính sách “cách ly villa” áp dụng thành công, điều này đồng nghĩa với việc không có ca Covid-19 hoặc nếu có sẽ được kiểm soát lây nhiễm hiệu quả, chúng ta sẽ trở thành điểm đến du lịch trong thời kỳ mới".

    Trải nghiệm “cách ly villa”

    Một câu hỏi đặt ra là du khách sẽ được trải nghiệm những gì với “cách ly villa” sau chuỗi ngày dài “cuồng chân” vì Covid-19? Chắc chắn, đây sẽ là một chuyến du lịch dài ngày, đủ để đảm bảo các yêu cầu phòng, chống dịch và sau đó là các chương trình tham quan được thiết kế riêng. Theo CCSA, 5 ngày đầu trong thời gian cách ly, các du khách buộc phải ở trong phòng của mình, được theo dõi, chăm sóc bởi các nhân viên y tế và định kỳ xét nghiệm theo quy định. Sau đó, họ có thể đi lại, sử dụng các tiện ích trong khuôn viên khách sạn và bắt đầu trải nghiệm các dịch vụ du lịch đẳng cấp.

    Vào lúc 6h sáng, Heo Kwang-eum - một du khách Hàn Quốc lựa chọn dịch vụ “cách ly villa” bắt đầu một ngày mới ở Thái Lan trong vùng cách ly coronavirus - theo đúng nghĩa đen. Tại Artitaya Country Club - nơi doanh nhân 66 tuổi này lưu trú, các du khách đã được kiểm tra 3 ngày liên tục từ khi đặt chân đến đây và sẽ phải thực hiện ít nhất hai lần kiểm tra nữa trước khi họ có thể thoát khỏi vùng cách ly. Mặc dù các quán bar và cơ sở nghỉ dưỡng khác vẫn đóng cửa nhưng với những du khách đam mê chơi golf như họ, được tự do chơi golf đã là quá tuyệt vời. “Rất khó để đi chơi golf ở Hàn Quốc trong những ngày này vì Covid-19, nhưng ở đây có một sân golf rất lớn và được phục vụ bởi hơn 100 nhân viên. Nó giống như nơi đánh golf của hoàng đế", du khách này nói trước khi ra sân. Ông chọn Thái Lan bởi ông sẽ có 1 tháng công tác tại đất nước này sau khi hoàn thành 14 ngày kiểm dịch.

    Ông Ku Jung-keun, Tổng Giám đốc của khu nghỉ dưỡng Artitaya cho biết: Giá 2,49 triệu won (2.240 USD) của gói dịch vụ này là hợp lý so với chi phí cho thời gian cách ly 14 ngày trong một khách sạn thông thường. Chính vì vậy, ngày càng có nhiều du khách lựa chọn hình thức này.

    Việc mở cửa trở lại du lịch quốc tế nhưng trước mắt tập trung vào phân khúc hạng sang, những du khách có khả năng ở lại dài ngày, chi tiêu nhiều và lưu trú tại những khu nghỉ dưỡng cao cấp, được coi là bước “thăm dò” của Thái Lan đối với việc “phá băng” cho ngành du lịch. Cách làm du lịch “cách ly villa” của Thái Lan có thể là bài học cho nhiều nước để cứu vãn ngành du lịch trong cơn khủng hoảng Covid-19.

    Xem chi tiết
  • Ngành du lịch nước nhà vừa khép lại một năm nhiều biến cố với con số thiệt hại lên tới 23 tỷ USD, hàng nghìn doanh nghiệp phá sản, hàng triệu lao động mất việc làm hoặc nghỉ giãn việc… do ảnh hưởng nặng nề từ cơn “siêu bão” COVID-19.

    Tuy nhiên, Việt Nam vẫn là điểm đến an toàn của thế giới khi kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

    Trước chặng đường năm 2021, nhìn lại một năm cũ qua đi, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Du lịch, ông Hà Văn Siêu đã có những chia sẻ về bức tranh du lịch Việt và những kế hoạch, triển vọng giai đoạn mới.

     

    Du lịch Việt sẽ hồi phục nhanh hơn thế giới

    - Du lịch là một trong những ngành đã trải qua nhiều sóng gió nhất năm 2020 do những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19. Đánh giá lại ngành “kinh tế xanh” một năm qua, ông có thể nói điều gì?

    Ông Hà Văn Siêu: Năm 2020 là một năm chưa từng có trong lịch sử ngành du lịch thế giới và Việt Nam. COVID-19 đã tạo ra cuộc khủng hoảng toàn diện khiến tất cả buộc phải chủ động dừng các hoạt động du lịch. Ngành du lịch của tất cả các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng, trong đó những nước có ngành du lịch phát triển mạnh như Thái Lan, Singapore bị thiệt hại nặng nhất.

    Thời điểm này, hầu hết các quốc gia không còn quá tập trung vào việc vớt vát lượng khách du lịch quốc tế ít ỏi, thay vào đó là tìm giải pháp để hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh gây ra. Theo đánh giá của Tổng cục du lịch, những thiệt hại của ngành du lịch Việt Nam hiện tại đang được kiểm soát ở mức thấp nhất. Kết quả này bắt nguồn từ những chính sách hỗ trợ kịp thời của Nhà nước như hỗ trợ về thuế đất, giá điện, giảm hoặc miễn phí tham quan tại nhiều điểm đến với các doanh nghiệp du lịch.

    Các cơ quan quản lý du lịch từ trung ương đến địa phương cũng tích cực hợp tác với doanh nghiệp để xây dựng các gói kích cầu và chương trình ưu đãi nhằm thu hút khách tới tham quan ngay sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tôi cho rằng đây là sự kết hợp thành công giữa đơn vị quản lý và doanh nghiệp.

    Đặc biệt, Việt Nam đã duy trì được hình ảnh điểm đến an toàn, trách nhiệm; hoạt động cung cấp thông tin về điểm đến, phòng dịch qua webinar (hội thảo trực tuyến). Trên các diễn đàn đa phương, hình ảnh Việt Nam được đánh giá tích cực, vẫn tiếp tục đạt được giải thưởng như liên tiếp là điểm đến hàng đầu châu Á về văn hóa, ẩm thực; điểm đến hàng đầu thế giới về di sản. Đây là những đánh giá rất tích cực của thế giới về một Việt Nam an toàn, hấp dẫn.

    Tổn thất là vô cùng và khó tránh khỏi nhưng cũng qua đại dịch COVID-19 mà chúng ta từng bước có bài học kinh nghiệm để đánh giá tình hình và tìm giải pháp trong tình hình mới. Cùng với thách thức duy trì sự ổn định, ngành du lịch Việt Nam vẫn phải tiếp tục đi tìm lời giải cho bài toán làm thế nào để phát triển khi dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc.

    - Vậy ông nhận định thế nào về khả năng phục hồi và phát triển của diện mạo du lịch Việt Nam trong năm 2021?

    Ông Hà Văn Siêu: Mới đây, Tổ chức Du lịch thế giới vừa đưa ra một báo cáo cho thấy trong năm 2020 ngành du lịch thế giới đã quay trở lại những năm 1990. Dự báo hết năm 2021, ngành du lịch sẽ có những hoạt động bình thường trở lại, nhưng để phục hồi phải mất từ 3-4 năm mới có thể quay trở về mốc 2019.

    Theo đánh giá của cá nhân tôi, Việt Nam vẫn có những cách đi riêng, giải pháp linh hoạt. Trải qua nhiều biến cố trong lịch sử mà chúng ta vẫn tồn tại được, cũng nhờ đó mới có kinh nghiệm về tính đa dạng của nhiều doanh nghiệp, học được cách “không bỏ trứng vào một giỏ.”

    Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp du lịch nhờ đa dạng ngành nghề trong thời điểm dịch bệnh nên giảm được thiệt hại. Tôi tin sự phục hồi của du lịch Việt Nam sẽ nhanh hơn thế giới, chỉ trong 6 tháng đến một năm.

    Lên kế hoạch cho xu hướng mới

    - Du lịch nội địa sẽ là "chìa khóa" quan trọng để ngành phục hồi sau "bão" COVID-19. Ông đánh giá thế nào về xu hướng của thị trường du lịch nội địa trong năm tới?

    Ông Hà Văn Siêu: Du lịch nội địa hiện có ba xu hướng. Thứ nhất, vấn đề an toàn là yếu tố quan trọng nhất được du khách quan tâm.

    Thứ hai, xu hướng du lịch đại trà sẽ tạm dừng, thay vào đó là xu hướng du lịch theo nhóm nhỏ, cá nhân hóa lên ngôi, mở ra cơ hội cho các điểm đến mới và trải nghiệm mới. Điều này ảnh hưởng lớn đến xu hướng đầu tư.

    Những điểm đến mới, chưa từng có sẽ phát triển. Những nơi còn lạc hậu, nguyên sơ sẽ có cơ hội được đầu tư phát triển. Mức độ đầu tư vào Nha Trang, Đà Nẵng sẽ giảm, thay vào đó là các điểm đến mới như Lai Châu, Mù Cang Chải (Yên Bái)... Do đó, các nhà đầu tư sẽ phải thích ứng.

    Khách du lịch sẽ sử dụng những dịch vụ, trải nghiệm các hoạt động du lịch thiết thực và dần loại bỏ những nhu cầu không thiết thực. Các nhà thiết kế sản phẩm, dịch vụ phải tính đến đâu là lợi ích cho nhu cầu con người, lợi ích về mặt sức khỏe, văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực… Những hoạt động mang tính chất phong trào sẽ bị loại bỏ.

    Thứ ba, du khách giờ đây chủ yếu chọn kết nối với dịch vụ nhờ công nghệ nên sản phẩm du lịch phải thích ứng theo bằng cách vừa cung cấp những trải nghiệm thực nhưng cũng vừa có nhiều hoạt động kết nối nhờ công nghệ.

    Năm 2021, các nhà đầu tư và doanh nghiệp cũng sẽ thay đổi theo ba xu hướng. Những điểm đến từng “hot,” tập trung đông khách, có những khách sạn và khu nghỉ dưỡng hàng nghìn phòng sẽ không còn hấp dẫn các nhà đầu tư. Họ bắt đầu tìm đến các điểm đến mới, bắt đầu phân ra các khu riêng biệt, đa dạng hóa dịch vụ chuyên biệt. Họ không đầu tư theo quy mô lớn mà nhỏ, phân tán nhưng kết nối với nhau.

    Các sản phẩm du lịch hướng đến sức khỏe con người, các loại hình du lịch thể thao, chữa bệnh, sinh thái, yoga, du lịch gần gũi với thiên nhiên sẽ lên ngôi và ngày càng trở nên quan trọng hơn sau đại dịch COVID-19.

    Các sản phẩm du lịch cũng sẽ đi vào có chiều sâu bởi du khách hướng vào các loại hình du lịch có chất lượng. Các doanh nghiệp sẽ tập trung vào những hoạt động coi trọng nền tảng văn hóa bản địa.

    - Với khả năng phục hồi nhanh như ông nhận định ở trên, thì trong năm 2021, kế hoạch của ngành du lịch là gì, thưa ông?

    Ông Hà Văn Siêu: Bốn nhóm vấn đề sẽ được tập trung phát triển trong giai đoạn tới là: Cơ cấu lại thị trường du lịch thích ứng với bối cảnh xu hướng mới; tiếp tục tăng cường liên kết hợp tác công-tư; chuyển đổi số; liên kết chuỗi, liên kết vùng.

    Thị trường khách du lịch sẽ được cơ cấu lại để thích ứng với bối cảnh mới. Thị trường khách du lịch quốc tế vẫn tạm thời đóng băng, trong khi dòng khách du lịch nội địa sẽ trở thành nguồn thu chủ yếu.

    Mối liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp du lịch tiếp tục được tăng cường chặt chẽ để tạo ra những chương trình ưu đãi hấp dẫn.

    Sự liên kết giữa các điểm đến, các vùng du lịch sẽ tạo nên chuỗi cung ứng dịch vụ, xây dựng những sản phẩm du lịch chất lượng, phù hợp với xu hướng du lịch hiện nay của du khách.

    Cuối cùng, công nghệ sẽ được khuyến khích ứng dụng rộng rãi hơn để hỗ trợ du khách có những trải nghiệm du lịch thông minh và an toàn hơn.

    Toàn ngành cũng đã chuẩn bị tâm thế mới để bước vào năm 2021 với những triển vọng mới, tìm một hướng đi phù hợp trong bối cảnh dịch bệnh toàn cầu cho du lịch, từ du lịch để phát triển kinh tế, xã hội.

    Ngoài ra, năm 2020, xu hướng du lịch trên thế giới cũng như Việt Nam đã thay đổi do những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID, dẫn tới dòng du khách thay đổi nên người làm du lịch phải nắm bắt được và đi theo xu hướng mới. Năm 2021, trước mắt ngành du lịch Việt Nam vẫn chưa thể đón khách quốc tế mà tập trung vào dòng khách nội địa.

    Xem chi tiết
  • Tại bến tàu Chalong của Phuket, Mang - người lái thuyền - tỏ vẻ phấn chấn khi vừa đón những vị khách…

    Xem chi tiết
  • A dedicated companion
  • Professional tour operator
  • Friendly staff
  • Enthusiastic creativity at work